Dòng người nhập cư vĩnh viễn vào các nước OECD đã giảm hơn 30% vào năm 2020. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2003 đến nay.
Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã dẫn đến sự sụt giảm lượng người nhập cư đến các nước OECD lớn nhất từ trước đến nay, bao gồm cả Canada.
Phát hiện này đã được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra trong báo cáo thường niên về di cư, được công bố hôm thứ Năm ngày 28/10.
Trong một thông cáo báo chí, tổ chức OECD cho biết: “Dòng người di cư đến các nước OECD đã giảm đáng kể, trong đó phần lớn mức tăng nhập cư đã đạt được trong thập kỷ qua đã bị xóa sổ chỉ trong một năm sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát.”
Năm 2020, 3,7 triệu người di cư vào 25 quốc gia thành viên của OECD đã được đưa vào phân tích. Đây được xem là con số thấp nhất kể từ năm 2003. Con số này cũng thể hiện mức sụt giảm dòng người nhập cư đến các nước OECD lớn nhất trong lịch sử, hơn 30%, theo bản báo cáo.
Con số này cho thấy sự sụt giảm có thể cao hơn, lên tới hơn 40%, do các yếu tố như thay đổi trạng thái cư trú có thể dẫn đến tính toàn trùng đối với một cá nhân.
Tình trạng sụt giảm này diễn ra ở tất cả các khu vực, tác động đến tất cả các loại hình di cư lâu dài vào năm 2020.
Di cư thuộc diện gia đình có mức giảm lớn nhất với 35%. Di cư lao động tạm trú cũng giảm mạnh ở hầu hết các nước OECD vào năm 2020. Canada có mức giảm lớn (-37%), cùng với các nước như Hoa Kỳ ( -37%), Úc (-37%), Hàn Quốc (-57%) và Nhật Bản (-65%).
Số lượng công nhân làm việc trong kỳ nghỉ giảm 58% và chuyển công tác trong nội bộ công ty giảm 53%, trong khi đó, chương trình nhập cư diện lao động nông nghiệp theo mùa ít bị ảnh hưởng nhất với mức giảm 9%.
Đối với số lượng giấy phép du học được cấp vào năm 2020, con số đã giảm mạnh chỉ còn 70% ở Canada và Hoa Kỳ, và trung bình là -40% ở các nước OECD của Liên minh Châu Âu.
Số đơn xin tị nạn mới ở các nước OECD giảm 31% vào năm 2020 và tỷ lệ tái định cư là 65%.
Xem thêm:
- Không cần lời mời làm việc khi nhập cư vào Canada: Ontario PNP
- Làm việc ở Canada: Làm thế nào để có giấy phép lao động?
- Kinh nghiệm làm việc của bạn có đủ điều kiện đăng ký Express Entry không?
Báo cáo của OECD chỉ ra rằng trong suốt năm 2020 và 2021, phần lớn các quốc gia OECD đã cắt giảm các dịch vụ nhập cư của mình, đồng thời để hạn chế sự lây lan của COVID-19, các lệnh cấm nhập cảnh đã được áp dụng đối với công dân nước ngoài và những người khác ở hầu hết các quốc gia.
Mặt khác, phần lớn các quốc gia cũng áp dụng các biện pháp tạm thời để giảm thiểu tác động của đại dịch đến sức khỏe cộng đồng, chẳng hạn như tạo điều kiện cho lao động thiết yếu nhập cảnh hoặc kéo dài thời hạn tư cách pháp nhân cho những người lao động đã có mặt trên lãnh thổ quốc gia cũng như học trực tuyến nếu đối tượng là sinh viên quốc tế.
Ngoài những con số liên quan đến dòng người di cư, báo cáo cũng đã nhấn mạnh một thực tế là đại dịch đã làm sáng tỏ những thách thức đang tồn tại và mới nổi khác liên quan đến sự hòa nhập của người di cư vào các quốc gia sở tại của họ.
Ví dụ, nhập cư đã góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giữa người nhập cư và người bản xứ. Khoảng cách về tỷ lệ việc làm giữa người sinh ra ở nước ngoài và người bản xứ đã gia tăng ở các nước OECD và người lao động sinh ra ở nước ngoài đã bị ảnh hưởng lớn hơn người bản xứ khi có tình trạng mất việc làm cao trong đại dịch.
Scarpetta, Giám đốc Việc làm, Lao động và Xã hội của OECD đã có một bài bình luận kèm theo báo cáo với lời nhắn: “Chúng ta cần phải có hành động toàn diện và phối hợp để tránh gây ra tình trạng sụt giảm kéo dài, hạn chế quá trình hòa nhập của người di cư trong thời kỳ đại dịch.”
Khi các quốc gia thực hiện các kế hoạch phục hồi sau đại dịch, Scarpetta nhấn mạnh vấn đề quan trọng mà các quốc gia nên đặc biệt chú ý đến là việc hòa nhập của người nhập cư trong cộng đồng để họ không phải đối mặt với quá nhiều bất lợi trong thị trường lao động và xã hội ngày nay.
Nguồn CIC news,
Tiếng Việt: Visanada