Trong bối cảnh chi phí toàn cầu tăng cao, khả năng chi trả hiện là ưu tiên hàng đầu của hơn ba phần tư sinh viên quốc tế khi lựa chọn chương trình du học.
Một cuộc khảo sát mới của ApplyBoard cho thấy mặc dù chi phí ngày càng gia tăng, du học sinh cũng không từ bỏ ý định du học, thay vào đó, phần lớn sinh viên đang tìm kiếm những điểm đến phải chăng và các chương trình thay thế.
Theo kết quả khảo sát sinh viên của công ty công nghệ giáo dục ApplyBoard, 77% sinh viên được khảo sát xếp hạng mức học phí phải chăng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định học tập và chỉ có 9% có kế hoạch hoãn việc học trước những lo ngại này.
“Sinh viên không chờ mọi thứ thay đổi”, Brooke Kelly, quản lý truyền thông cấp cao của ApplyBoard cho biết: “Họ đang cân nhắc những điểm đến mới, điều chỉnh các chương trình mà họ sẽ nộp đơn và chấp nhận cân bằng giữa việc học và làm việc, nhưng họ vẫn có kế hoạch đi du học”.
Hơn một phần tư sinh viên cho biết họ đang cân nhắc các điểm đến du học khác so với dự định ban đầu, trong đó Đan Mạch, Phần Lan, Nigeria và Ý là những điểm đến mới nổi phổ biến nhất.
Ngoài ra, 55% sinh viên cho biết họ sẽ phải làm việc bán thời gian để trang trải chi phí cho chương trình du học của mình.
Sau khả năng chi trả, khả năng tuyển dụng (57%), career readiness (kỹ năng nghề nghiệp) (49%), chất lượng giảng dạy (47%) và danh tiếng của chương trình (45%) là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của sinh viên.
Sinh viên cũng ngày càng quan tâm đến các cơ hội việc làm, phần mềm và kỹ thuật xây dựng đứng đầu trong các lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên, kế đến là điều dưỡng – lĩnh vực phổ biến thứ hai. Các lĩnh vực công nghệ bao gồm CNTT, an ninh mạng và phân tích dữ liệu cũng nhận được nhiều sự quan tâm.
Hơn nữa, số lượng sinh viên quan tâm đến các chương trình tiến sĩ đã tăng 4% so với năm trước, trong khi hơn một nửa số sinh viên đang cân nhắc đến chương trình thạc sĩ, cho thấy sinh viên ngày càng ưu tiên bằng cấp và cơ hội làm việc sau khi học.
Nghiên cứu đã khảo sát hơn 3.500 sinh viên từ 84 quốc gia, trong đó các quốc gia có số lượng sinh viên đông nhất là Nigeria, Ghana, Canada, Pakistan, Bangladesh và Ấn Độ.
Xét đến số lượng sinh viên quốc tế, cần lưu ý trong top 10 quốc gia có nhiều sinh viên quốc tế nhất không có tên Trung Quốc.
Kelly cho biết, khi các ưu tiên của sinh viên thay đổi và tiền tệ biến động, “sự đa dạng sẽ là chìa khóa để giảm thiểu gia tăng biến động và đảm bảo các trường đại học vẫn sôi động với sinh viên từ khắp nơi trên thế giới”.
Đồng thời, bà khuyên các tổ chức nên tăng cường truyền thông về học bổng và hỗ trợ tài chính, cung cấp nhiều trải nghiệm học tập kết hợp hơn và nhấn mạnh các chương trình có thời gian học khác nhau như các chương trình cấp bằng nhanh.
Trong khi các thị trường thay thế đang gia tăng, 65% số người được hỏi cho biết họ chỉ quan tâm đến việc học tập tại một trong sáu điểm đến chính, với Canada là điểm đến phổ biến tiếp theo, Hoa Kỳ, Anh, Úc, Đức và Ireland.
Bất chấp giới hạn về số lượng sinh viên quốc tế tại Canada, phần lớn sinh viên cho biết họ “cực kỳ”, “rất” hoặc “trung bình” quan tâm đến điểm đến du học này, nhấn mạnh sức hấp dẫn lâu dài của quốc gia này đối với những người trẻ tuổi.
Vào năm ngoái Canada bắt đầu áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với công việc sau khi tốt nghiệp tại Canada, nhưng tin vui là trong một động thái nới lỏng chính sách hiếm hoi gần đây, IRCC đã tuyên bố tất cả sinh viên tốt nghiệp đại học sẽ một lần nữa đủ điều kiện để làm việc sau khi tốt nghiệp.
Theo Kelly, sự thay đổi này, kết hợp với thực tế là sinh viên quốc tế vẫn có thể đi cùng người phụ thuộc trong khi học tập tại Canada, có thể đã góp phần giúp quốc gia này duy trì được sức hấp dẫn của mình trước làn sóng du học sinh năm nay.
Nguồn The PEI news