Kinh nghiệm làm việc tại Canada và các công việc lương cao là động lực chính để sinh viên quốc tế chuyển đổi tình trạng cư trú sau khi tốt nghiệp.
Ngày càng có nhiều sinh viên quốc tế lựa chọn du học Canada, và chính phủ Canada xem đây là nguồn lao động có triển vọng cho sự phát triển kinh tế đất nước.
Theo Cơ quan Nhập cư, Người tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC), số lượng người có giấy phép du học đã tăng từ 122.700 lên 642.500 từ năm 2000 đến 2019.
Ba trong số 10 sinh viên quốc tế đến Canada sau năm 2000 đã chuyển sang định cư lâu dài trong vòng 10 năm kể từ khi nhận được giấy phép du học đầu tiên. Đây là theo một báo cáo của Cơ quan Thống kê Canada, trong đó nêu rõ một nửa số sinh viên trình độ thạc sĩ và 6/10 sinh viên trình độ tiến sĩ đã hoàn thành quá trình chuyển đổi tình trạng cư trú trong cùng một khoảng thời gian.
Mối quan tâm đặc biệt hiện nay dành cho những sinh viên tốt nghiệp quốc tế được ghi danh vào chương trình giáo dục sau trung học phổ thông không phải đại học. Số lượng sinh viên quốc tế tốt nghiệp nhập học từ năm 2010 đến năm 2014 và trở thành thường trú nhân, đã tăng hơn gấp đôi so với số người nhập học từ năm 2000 đến năm 2004.
Điều này có thể cho thấy ngày càng nhiều sinh viên quốc tế theo đuổi giáo dục sau trung học tại Canada để có cơ hội trở thành thường trú nhân. Các chương trình sau trung học không phải đại học có thể dễ đăng ký học hơn các chương trình đại học.
Trong số những sinh viên quốc tế nhận được giấy phép du học đầu tiên từ năm 2010 đến năm 2014, gần một nửa (46%) người đến từ Ấn Độ đã trở thành thường trú nhân trong vòng 5 năm, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Tiếp theo là Ấn Độ với 30% và Việt Nam với 21%.
Quá trình làm việc trong thời gian học tập hoặc sau khi tốt nghiệp sẽ tạo cơ hội tốt để sinh viên quốc tế tốt nghiệp trở thành thường trú nhân cao (60%).
Ngoài ra, những người có công việc được trả lương cao cũng có nhiều khả năng trở thành thường trú nhân hơn. Đối với những người có giấy phép du học đầu tiên từ năm 2005 đến năm 2009, và những người có mức lương hàng năm từ 50.000 đô la trở lên, 87% đã chuyển đổi tình trạng cư trú để trở thành thường trú nhân. Đối với những người có mức lương hàng năm dưới 20.000 đô la, chỉ 46% đã thực hiện chuyển đổi tình trạng cư trú.
Nhìn vào dữ liệu này một cách tổng thể, có vẻ như kinh nghiệm làm việc tại Canada và công việc được trả lương cao là những yếu tố thúc đẩy mạnh nhất, ảnh hưởng đến quyết định ở lại Canada lâu dài của sinh viên quốc tế.
Tại sao sinh viên quốc tế phù hợp với Canada?
Sinh viên quốc tế là một phần không thể thiếu trong dân số Canada, gần đây, mức tăng dân số đã đạt gần bằng mức trước đại dịch nhờ sự trở lại của sinh viên quốc tế và những nhóm người nhập cư khác.
Lý do tại sao sinh viên quốc tế là ứng cử viên sáng giá cho thị trường lao động Canada?
Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm độ tuổi tương đối trẻ, chứng chỉ bằng cấp tại Canada, trình độ thông thạo tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, và trong một số trường hợp còn bao gồm kinh nghiệm làm việc tại Canada. Nhiều người đã hòa nhập vào cộng đồng địa phương thuận lợi và xây dựng mạng lưới xã hội riêng cho chính họ.
Do đó, sinh viên quốc tế có thể có nhiều lợi thế thường trú hơn so với nhóm thường trú nhân đến từ nước ngoài có chứng chỉ, bằng cấp và kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài.
Sinh viên quốc tế tốt nghiệp có thể đủ điều kiện để xin Giấy phép Làm việc Sau Tốt nghiệp (PGWP). Đây là một giấy phép lao động mở giúp cho sinh viên tốt nghiệp từ một cơ sở đào tạo được chỉ định (DLI) được làm việc cho bất kỳ nhà tuyển dụng nào ở Canada và có được kinh nghiệm làm việc vô giá tại Canada.
Thông qua đó, sinh viên tốt nghiệp có thể chuyển sang định cư lâu dài. Những người có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc tại Canada, những người có thể chứng minh khả năng thông thạo một trong hai ngôn ngữ chính thức của Canada (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp) có thể có được tình trạng thường trú nhân thông qua Canada Experience Class (CEC).
Một số sinh viên quốc tế tốt nghiệp, đặc biệt là sinh viên tốt nghiệp bằng thạc sĩ và tiến sĩ có kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài, có thể chọn đăng ký định cư trực tiếp sau khi tốt nghiệp, thay vì chọn con đường PGWP.
Nguồn CIC news,
Tiếng Việt: Visanada